Tinh Hoa Du Ký Trên Tri Tân Tạp Chí (1941- 1945) (Bản Đẹp)

Thương hiệu: Thanh Niên | Mã SP:
389.000₫
Còn hàng

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, TS. Trần Bá Dung

Hình thức: bìa cứng 200 bản đẹp, 16x24cm, 396 trang

Thể loại: Lịch sử Việt Nam

Nhà xuất bản: Thanh Niên, 2021

Gọi 0985.369.023 để được tư vấn miễn phí

Tinh Hoa Du Ký Trên Tri Tân Tạp Chí (1941- 1945)

Tiếp nối các loại báo chí nghiêng về khảo cứu văn hóa ở chặng đường đầu thế kỷ XX như Đông Dương tạp chí (1913-1919), Nam phong tạp chí (1917-1934), vào chặng cuối thời thực dân và đêm trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã xuất hiện thêm hai cơ quan ngôn luận học thuật đặc biệt quan trọng là Thanh nghị (1941-1945) và Tri tân Tạp chí (1941-1945).

​Nói riêng Tri tân Tạp chí, là tuần san được ấn bản tại Hà Nội, khuôn khổ 20x26 cm, dung lượng phần nhiều 24 trang. Theo thống kê của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên trong công trình Mục lục phân tích tạp chí Tri tân (1941-1945), qua chưa đầy năm năm tồn tại, tạp chí đã qui tụ được gần 300 tác giả với khoảng 1500 mục bài. Chính lời hiệu triệu hướng về cội nguồn lịch sử dân tộc đã lôi cuốn được sự tham gia đông đảo học giới trong cả nước, những người nổi tiếng trên văn đàn như Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Hoa Bằng - Song Cối Hoàng Thúc Trâm, Nhật Nham Trịnh Như Tấu, Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Mạnh Phan, Chu Thiên, Lê Thanh, Nguyễn Triệu, Biệt Lam Trần Huy Bá, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Thiếu Sơn, v.v... Tạp chí Tri tân được đặt ở Hà Nội nhưng có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút nhiều bạn đọc bạn viết ở miền Trung và phương Nam xa xôi. Nhiều cây bút từ Huế, Sài Gòn, Cần Thơ, Bến Tre, Hà Tiên tích cực cộng tác: Vệ Thạch Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Bửu Kế, Hoàng Diệp, Bùi Văn Lang, Mãn Khánh Dương Kỵ, Từ Lâm Nguyễn Xuân Nghị, Phan Văn Hùm, Kiều Thanh Quế, Khuông Việt Lý Vĩnh Khuông, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lê Thọ Xuân, Lê Văn Ngôn, Long Điền, Tố Phang, Lư Khê, v.v… Chắc chắn nếu Tri tân Tạp chí thuộc hẳn một phe phái chính trị nào thì thật khó có được sức cảm hóa, thu hút văn nhân bốn phương đông đảo đến thế.

Với thời gian tồn tại không dài nhưng Tri tân Tạp chí đã định hình sắc nét bộ phận văn học được Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên xếp vào mục 8- Du ký với 25 mục bài. Ở đây có nhiều trang ghi chép khá sâu sắc, chi tiết về văn hoá học, dân tộc học như Tam Lang với Một ngày ở xứ Chàm (1941); Nhật Nham Trịnh Như Tấu với Sau tám năm trở lại thăm Lào Cai, Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể (1942); Biệt Lam Trần Huy Bá với lữ ký Ban Mê Thuột (1942), Hai tháng ở gò Óc Eo hay là câu chuyện đi đào vàng (Tri tân, 1944-1945); Mãn Khánh Dương Kỵ với Indrapura - Đồng Dương, Thiên Yana (1943); Vân Đài với Bốn năm trên đảo Các Bà (1944)… Bên cạnh các tác phẩm tiêu biểu thuộc dòng chủ lưu của văn học du ký nói trên còn có nhiều trang ghi chép ngắn gọn của nhiều tác giả khắp trong Nam ngoài Bắc, nằm ở đường biên thể tài du ký, phân nhánh thành nhiều cụm chủ điểm như khảo cứu phong tục, đi thăm di tích lịch sử, nơi danh lam thắng cảnh, sinh thái, mỹ thuật, điều tra xã hội học, du ngoạn bằng đường không, đường bộ, tàu hoả, tàu thuỷ. Với cách nhìn rộng mở này, chúng tôi tập hợp thêm 18 bài viết theo phong cách ký, phóng sự, ký sự, ghi chép, khảo cứu, hồi ức xa gần liên quan đến thể tài du ký. Điều này xác nhận đặc điểm giao thoa, hỗn dung thể loại trong văn du ký. Chẳng hạn, ghi chép Hà Nội ngày nay không như Hà Nội dưới mắt nhà học giả Trương Vĩnh Ký, Hà Nội xưa và... nay của Tiên Đàm (Nguyễn Tường Phượng), Miếu thờ Mai Công Hương và một chữ lầm của cụ Phan Thanh Giản in đậm phong cách khảo cứu; Tục hát trống quân giữa giai Xuân Cầu, gái Khúc Lộng của Anh Ngẫu, Hát dưới trăng thu của Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm) thiên về phác thảo phong tục, lễ hội văn nghệ dân gian; Một ngày của học sanh ta ở Lyon, Nhơn tết năm nào… tôi đi đám cưới ở Thụy Sĩ, Năm ấy, ở Pháp… của Lê Văn Ngôn là những hồi ức, kỷ niệm về tháng ngày ở đất Pháp; Du lịch Cao Mên của Nguyễn Tiến Lãng lại thể hiện bằng hình thức trả lời phỏng vấn, v.v… Nhìn chung, tập sách cung cấp kiến thức liên quan đến các di tích lịch sử lớn trong nước (từ vùng Tây Bắc, hồ Ba Bể, Sa Pa, Indrapura Đồng Dương, Óc Eo, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, trải rộng khắp Hà Nội - Huế - Nam Trung Bộ - Sài Gòn - Tây Nguyên...) và nước ngoài (Campuchia, Lào, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc); có ý nghĩa khám phá địa chí, phong tục và dân tộc học, ghi nhận sự trải nghiệm các chứng tích, địa chỉ lịch sử - văn hoá một thời, giúp người đọc sống trong tâm thức “khảo cổ” và thực tại đời sống tinh thần dân tộc giai đoạn 1941 - 1945…

Theo thống kê của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên trong công trình Mục lục phân tích tạp chí Tri tân (1941-1945), qua chưa đầy năm năm tồn tại, tạp chí đã qui tụ được gần 300 tác giả với khoảng 1500 mục bài. Chính lời hiệu triệu hướng về cội nguồn lịch sử dân tộc đã lôi cuốn được sự tham gia đông đảo học giới trong cả nước, những người nổi tiếng trên văn đàn như Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Hoa Bằng - Song Cối Hoàng Thúc Trâm, Nhật Nham Trịnh Như Tấu, Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Mạnh Phan, Chu Thiên, Lê Thanh, Nguyễn Triệu, Biệt Lam Trần Huy Bá, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Thiếu Sơn, v.v... Tạp chí Tri tân được đặt ở Hà Nội nhưng có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút nhiều bạn đọc bạn viết ở miền Trung và phương Nam xa xôi. Nhiều cây bút từ Huế, Sài Gòn, Cần Thơ, Bến Tre, Hà Tiên tích cực cộng tác: Vệ Thạch Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Bửu Kế, Hoàng Diệp, Bùi Văn Lang, Mãn Khánh Dương Kỵ, Từ Lâm Nguyễn Xuân Nghị, Phan Văn Hùm, Kiều Thanh Quế, Khuông Việt Lý Vĩnh Khuông, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lê Thọ Xuân, Lê Văn Ngôn, Long Điền, Tố Phang, Lư Khê, v.v… Chắc chắn nếu Tri tân Tạp chí thuộc hẳn một phe phái chính trị nào thì thật khó có được sức cảm hóa, thu hút văn nhân bốn phương đông đảo đến thế.

Với thời gian tồn tại không dài nhưng Tri tân Tạp chí đã định hình sắc nét bộ phận văn học được Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên xếp vào mục 8- Du ký với 25 mục bài. Ở đây có nhiều trang ghi chép khá sâu sắc, chi tiết về văn hoá học, dân tộc học như Tam Lang với Một ngày ở xứ Chàm (1941); Nhật Nham Trịnh Như Tấu với Sau tám năm trở lại thăm Lào Cai, Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể (1942); Biệt Lam Trần Huy Bá với lữ ký Ban Mê Thuột (1942), Hai tháng ở gò Óc Eo hay là câu chuyện đi đào vàng (Tri tân, 1944-1945); Mãn Khánh Dương Kỵ với Indrapura - Đồng Dương, Thiên Yana (1943); Vân Đài với Bốn năm trên đảo Các Bà (1944)… Bên cạnh các tác phẩm tiêu biểu thuộc dòng chủ lưu của văn học du ký nói trên còn có nhiều trang ghi chép ngắn gọn của nhiều tác giả khắp trong Nam ngoài Bắc, nằm ở đường biên thể tài du ký, phân nhánh thành nhiều cụm chủ điểm như khảo cứu phong tục, đi thăm di tích lịch sử, nơi danh lam thắng cảnh, sinh thái, mỹ thuật, điều tra xã hội học, du ngoạn bằng đường không, đường bộ, tàu hoả, tàu thuỷ. Với cách nhìn rộng mở này, chúng tôi tập hợp thêm 18 bài viết theo phong cách ký, phóng sự, ký sự, ghi chép, khảo cứu, hồi ức xa gần liên quan đến thể tài du ký. Điều này xác nhận đặc điểm giao thoa, hỗn dung thể loại trong văn du ký. Chẳng hạn, ghi chép Hà Nội ngày nay không như Hà Nội dưới mắt nhà học giả Trương Vĩnh Ký, Hà Nội xưa và... nay của Tiên Đàm (Nguyễn Tường Phượng), Miếu thờ Mai Công Hương và một chữ lầm của cụ Phan Thanh Giản in đậm phong cách khảo cứu; Tục hát trống quân giữa giai Xuân Cầu, gái Khúc Lộng của Anh Ngẫu, Hát dưới trăng thu của Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm) thiên về phác thảo phong tục, lễ hội văn nghệ dân gian; Một ngày của học sanh ta ở Lyon, Nhơn tết năm nào… tôi đi đám cưới ở Thụy Sĩ, Năm ấy, ở Pháp… của Lê Văn Ngôn là những hồi ức, kỷ niệm về tháng ngày ở đất Pháp; Du lịch Cao Mên của Nguyễn Tiến Lãng lại thể hiện bằng hình thức trả lời phỏng vấn, v.v… Nhìn chung, tập sách cung cấp kiến thức liên quan đến các di tích lịch sử lớn trong nước (từ vùng Tây Bắc, hồ Ba Bể, Sa Pa, Indrapura Đồng Dương, Óc Eo, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, trải rộng khắp Hà Nội - Huế - Nam Trung Bộ - Sài Gòn - Tây Nguyên...) và nước ngoài (Campuchia, Lào, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc); có ý nghĩa khám phá địa chí, phong tục và dân tộc học, ghi nhận sự trải nghiệm các chứng tích, địa chỉ lịch sử - văn hoá một thời, giúp người đọc sống trong tâm thức “khảo cổ” và thực tại đời sống tinh thần dân tộc giai đoạn 1941 - 1945…

Tập sách Du ký trên Tri tân Tạp chí, 1941-1945 gồm 43 mục bài. Thực hiện sưu tập, chú dẫn, giới thiệu văn bản tác phẩm Du ký trên Tri tân Tạp chí, 1941-1945, Người biên soạn trung thành với nguyên tác, trường hợp thật cần thiết mới vi chỉnh vần chữ theo nguyên tắc chính tả và quy tắc ngữ pháp hiện hành. Khi xác định rõ tác giả sẽ có chú dẫn khái lược. Trường hợp cần thiết có thêm chú giải cũng sẽ ghi rõ trách nhiệm người biên soạn, trước sau chỉ nhằm giúp văn bản sáng rõ hơn.

.............

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, TS. Trần Bá Dung

Hình thức: bìa cứng 200 bản đẹp, 16x24cm, 396 trang

Thể loại: Lịch sử Việt Nam

Nhà xuất bản: Thanh Niên, 2021

Ruột in trên giấy Creamish Nhật nhập khẩu

Bìa cứng siêu nhẹ nhập khẩu từ Phần Lan, phủ nhung độc đáo

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu. 

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0985.369.023 để được tư vấn

Gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem địa chỉ doanh nghiệp