Vương Triều Mạc

Thương hiệu: Nxb Hồng Đức | Mã SP:
110.000₫
Hết hàng

Tác giả: Trần Hồng Đức, Trần Xuân Thanh

Nhà xuất bản: Hồng Đức, 2018

Hình thức: bìa mềm

Thể loại: Lịch sử, Lịch sử Việt Nam

 
Gọi 0985.369.023 để được tư vấn miễn phí

Vương Triều Mạc - Trần Hồng Đức, Trần Xuân Thanh

Mạc Đăng Dung xây cơ đồ đế vương

Theo “Toàn thư” và “Đại Việt thông sử”: Mạc Đăng Dung là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Ông là người xã Cao Đôi huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Xuất thân ngư dân, có học văn và đặc biệt giỏi võ, ông đã thi đỗ Đô lực sĩ, được vào đội Túc vệ…Từ đây, nghiệp đế vương bắt đầu:

- Từ năm 1508- 1511, ông làm tới Đô chỉ huy sứ, kết thông gia với Trần Chân, người nắm uy quyền trong triều đình.

- Năm 1518, vì thế lực quá lớn, Trần Chân bị vua Lê Chiêu Tông giết bỏ. Tận dụng thời cơ, Mạc Đăng Dung cầm quân dẹp loạn, nắm hết binh quyền. Năm 1521, ông phế truất Lê Chiêu Tông đưa Lê Cung Hoàng lên ngôi.

- Từ năm 1523- 1526, Mạc Đăng Dung sử dụng quyền binh, bắt và giết Lê Chiêu Tông. Tới năm 1527, ông được phong làm An Hưng Vương, tới tháng 6/1527, phế bỏ Lê Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung lên ngôi- lập ra nhà Mạc.

Triều đại nhà Mạc

Sự ra đời: Nhìn lại lịch sử cuối thế kỷ XV- đầu XVI, nhà Lê Sơ đã qua thời thịnh trị, bước vào giai đoạn suy thoái “công thần coi như chó ngựa, coi dân chúng như cỏ rác”, đời sống bần cùng, loạn lạc, tranh binh quyền diễn ra khắp nơi…Trong hoàn cảnh đó, việc ra đời của nhà Mạc như là sự vận động tất yếu. Vào thời điểm đó, nếu không phải là Mạc Đăng Dung thì có thể sẽ có một nhân vật khác cũng làm điều mà Mạc Đăng Dung đã làm. Trong bối cảnh lịch sử đó, Mạc Đăng Dung đã sử dụng “nội lực bản thân” nắm lấy vận mệnh lịch sử để lên ngôi. Như vậy, việc coi nhà Mạc là không chính thống, thực chất là cách nhìn nhận theo tư tưởng phong kiến của sử gia thời trước. Đối với quan điểm lịch sử hiện đại, hành động của Mạc Đăng Dung là phù hợp quy luật vận động và phát triển. Sự xuất hiện của Vương triều Mạc là một tiến trình lịch sử tất yếu và cần thiết để ổn định và lập lại trật tự xã hội.

Đường lối cai trị đất nước: Vương triều Mạc trải qua 5 đời vua trong khoảng thời gian tồn tại 65 năm. Trong giai đoạn ngắn ngủi, nhà Mạc luôn ở tình trạng thù trong (phe phù Lê của Nguyên Kim, nhà Trịnh và cuộc nội chiến Nam- Bắc triều), giặc ngoài (phong kiến nhà Minh ở phương Bắc). Nhưng, với những cải cách và chính sách hợp lý để xây dựng đất nước, khôn khéo trong ngoại giao…nhà Mạc đã bình ổn được tình hình, chấn hưng đất nước.

Về tư tưởng và chính trị : nhà Mạc duy trì tư tưởng Tống Nho. Mạc Đăng Dung một mình giữ binh quyền, bình được giặc lớn nên uy quyền thịnh. Chính sách đối nội tích cực, có uy tín cao đều dựa vào tài năng và đức độ của ông mà được lòng người.

Trong đối ngoại: Vấn đề đầu hàng, cắt đất cho giặc Minh là những hành động gây tranh cãi trong sử sách của Mạc Dăng Dung. Các sử gia sau này đã có sự so sánh các dữ liệu lịch sử được ghi chép, có nhận định: đây là một động thái ngoại giao mềm mỏng, tránh đẩy nhân dân vào vòng đô hộ. Qua cách bố trí quân sự có thể thấy điều này: Nhà Mạc tuyển lính, luyện thủy quân, sửa trại, trưng tập cựu thần, bố trí tướng giỏi tại biên giới…..Như vậy, có thể thấy quan điểm sử gia trước đây về chính sách ngoại giao của Mạc Đăng Dung là phiến diện, không công bằng.

Khai Minh trân trọng giới thiệu !

 
Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0985.369.023 để được tư vấn

Gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem địa chỉ doanh nghiệp