Leopold Cadiere: Hồi Ký Của Một Ông Già Việt Học

Thương hiệu: Nxb Thế giới | Mã SP:
207.200₫ 259.000₫ Còn hàng

Tác giả: Leopold Cadiere

Dịch giả: Đỗ Trinh Huệ

Hình thức: bìa mềm, 16*24cm, 328 trang

Thể loại: Văn hóa Việt Nam

Nhà xuất bản: NXB Thế Giới, 2021

Gọi 0985.369.023 để được tư vấn miễn phí

Leopold Cadiere

Hồi Ký Của Một Ông Già Việt Học

Đề cập đến văn hóa gia đình Việt Nam, tìm lại những truyền thống tích cực của tổ tiên trong bước chuyển mình kinh tế hiện tại quả thật không những không phải là chuyện vô ích, mà còn là nền tảng cần thiết cho mọi tiến trình xây dựng và dự phóng tương lai... Những thể hiện văn hóa, tín ngưỡng chung nhất dường như ẩn hiện nơi nơi. Linh mục Léopold Cadière đã dày công nghiên cứu từ những chứng liệu mắt thấy tai nghe (de visu), được kiểm chứng qua thực tế cuộc sống (sur du vivant). Qua các công trình mà dịch giả Đỗ Trinh Huệ đã biên dịch gần như trọn vẹn, ta sẽ thấy toàn cảnh xã hội vào một giai đoạn khá dài tạo thành một mảng trầm tích quá khứ, vô hình tiếp nối qua các thế hệ dưới nhiều dạng thức biến đổi khác nhau, tùy vùng, tùy miền, tùy nguồn giáo dục ấp ủ tạo thành, hoặc môi trường sống từng nơi mà không ngừng biến thái nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của lớp trầm tích nuôi dưỡng; từ cấu trúc xây dựng cho thế giới người sống, cho đến nơi an nghỉ của người quá cố, đều có một nét hài hòa không phân biệt âm dương mặc dầu sống chết là hai thực tại khác biệt, quả như có người nước ngoài đã ghi nhận khi thăm lăng tẩm ở Huế “nơi đây cái chết mỉm cười”... một nơi để “trở về”, tự tại, chứ không phải đất khách.

Cuối đời, sau hơn 50 năm tận tụy sống và cống hiến, theo yêu cầu của nhiều người, Cadière đã viết Hồi ký, không phải để lưu lại đời mình mà ghi lại những năm tháng miệt mài ở Việt Nam, thương yêu, nghiên cứu con người và đất nước này, với tư cách là một ông già Việt học. Để các thế hệ sau có thể thấy rằng: Người Pháp đến Việt Nam, những giá trị văn hóa và nền giáo dục khai phóng của họ đã được người Việt đón nhận, hội lưu thành quả và tác sinh nhiều yêu tố tích cực. Nhưng đồng thời, con người và đất nước Việt Nam cùng những giá trị rất riêng, rất độc đáo và đầy nhân văn cũng đã cảm hóa lại họ, những con người truyền bá văn minh ấy.

Léopold Cadière (1869-1955) sinh tại Aix-en-Provence (Pháp), thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, được thụ phong linh mục ngày 24/9/1892. Cuối năm 1892 Cha đến Huế với tư cách một vị Thừa sai truyền giáo, chết và được chôn ở xứ An-nam như lời ông thống thiết “cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này rồi. Cho tôi được ở lại và chết ở nơi đây.” Cha Léopold Cadière là sáng lập viên đồng thời là chủ bút của tập san Bulletin des Amis du Vieux Hue – Đô Thành Hiếu Cổ = Những người bạn Cố đô Huế (B.A.V.H) (1914-1944) với nhiệm vụ “tìm tòi, bảo quản và lưu truyền những ký ức xa xưa về lĩnh vực chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, Âu cũng như bản xứ, gắn liền với Huế và vùng phụ cận.

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, trước hết Léopold Cadière tìm học tiếng Việt, gọi là am tường ngôn ngữ liên quan. Không chỉ học để biết tới nơi tới chốn, ông quan niệm “học tiếng Việt không phải chỉ để nói giỏi như họ nhưng mà còn phải tâm tư suy nghĩ như họ.”, ông đã cố gắng tư duy bằng chính tiếng Việt trong suốt quá trình nghiên cứu của mình và trình độ ngôn ngữ của ông rất thâm sâu.

Về phương pháp nghiên cứu, Léopold Cadière luôn làm việc từ các sự kiện thấy được, quan sát được, trên chứng từ hiện thực của cuộc sống (hòn đá, cỏ cây, mắt thấy tai nghe,…); nghiên cứu trực tiếp từ những thông tục và những con người tắm gội trong thông tục, văn hóa; ghi nhận những truyện kể với các nhân chứng tại chỗ; sống thực địa…

Văn hóa là gì?, nói theo kiểu của Edouard Herricot là “cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả”, nó là những giá trị tích lũy, ở số nhiều văn hóa là những thực thể. Văn hóa luôn giao thoa và chuyển biến, là “một toàn bộ phức tạp: nghệ thuật, luân lý, lề luật, phong tục và tất cả các khuynh hướng cũng như tập quán mà con người xét như là một thành phần xã hội đã tiếp nhận được.” – E. Tylor. Mọi mặt của đời sống được phản ánh qua văn hóa, và văn hóa là chìa khóa để qua đó hiểu rõ hơn về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Việc nghiên cứu và tìm hiểu tôn giáo của người Việt đối với Léopold Cadière là một vấn đề khó khăn: “tôn giáo người Việt, ở đây nên dùng số ít, cho ta cái cảm nhận y như khi lạc vào núi rừng Trường Sơn,…”, bởi ở vùng đất này có quá nhiều hình thức thờ kính được pha trộn với nhau, “việc tôn kính đa thần của người Việt tạo thành một sự pha trộn thờ kính rất đa dạng: thờ ông bà tổ tiên hay vong linh của họ. Nơi thờ tự chính là từ đường cũng có thể đơn giản là một bàn thờ đặt ngay trong nhà ở; thờ Phật thì ở chùa; thờ thần và các quỉ ma thì ở đình hay am miếu; các lễ nghi tà thuật Lão giáo thì ở đền; Khổng Tử được thờ ở Văn miếu; thờ trời thờ đất thì lập đàn có tường bao quanh; vua đang tại ngôi thì được bái thờ ở bái đình dựng lên ở mỗi tỉnh,…” – (sách Variétés Tonkinoises, tác giả Souvigné, trang 241). Đôi khi, những tục thờ kính thanh cao được đặt bên cạnh những thực hành ma thuật man dã nhất, sự hòa trộn chồng chất theo kiểu sát nhập đó tạo thành tổng thể hỗn hợp những hình thức mâu thuẫn hay đồng tồn tại.

Tôn giáo chiếm hữu người Việt từ lúc chào đời cho đến lúc nhắm mắt: “nơi người Việt, ở các giai tầng xã hội, tâm thức tôn giáo thể hiện một cách mãnh liệt và chế ngự toàn thể cuộc sống con người: tâm thức ấy trong mỗi hành vi thường nhật, trọng đại hay bé nhỏ, kết thành một mạng lưới chằng chịt qua các biểu hiện thực hành, khi thì hoành tráng lễ nghi ở đền đài miếu vũ công khai, khi thì âm thầm nhẹ nhàng giây lát bên gốc cây, hòn đá. Lúc thì khấn vái kêu cầu với nhạc trổi, cất cao lời múa hát, chiêng trống linh đình, lúc thì chỉ lâm râm vái cúi khi bước qua am, qua miếu nhỏ linh thiêng và tự đáy lòng phát lời nguyện ước thẳm sâu nhất. Khi thì nghiêm trang bái lạy, cúi đầu cung kính với áo thụng lụa bóng, khăn mão uy nghi; khi lại tìm đến vị thầy bói mù lòa, tìm đến cô đồng, cô bóng ngất ngây mắt ngời bí nhiệm, hoặc tìm đến thầy bùa thầy pháp, bói quẻ chân gà, hoặc xin xăm xin thẻ ở bác giữ chùa,… Và cái đa dạng khách quan ấy phức tạp thêm vì cả một chuỗi thực hành tùy nơi tùy chỗ mà khó lòng nghiên cứu được một cách trọn vẹn, thể như cả một cánh rừng lớn ẩn chứa nhiều loài cây cỏ không ai biết trước được.”

Cha Léopold Cadière đã nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán với cái nhìn bao dung, khách quan và đã phải thừa nhận rằng người Việt “rất sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cũng đến với cùng một đấng toàn năng mà chính Cha đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng người Việt đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hóa vốn ấn dấu vào tâm khảm của nhân sinh.

Với việc dày công nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo Việt; Cha Léopold Cadière đã có một tâm thức rất đặc biệt về dân tộc này như ông thừa nhận: “Phải thừa nhận rằng người Việt nói cho đúng sống trong thế giới siêu nhiên. Đại thể thì người Âu châu khó mà hiểu được trạng thái tâm hồn này, vì nơi họ, khi tôn giáo chỉ còn là một số thực hành hay tậm chí một vài tin tưởng, thì thường đóng khung trong một vài giới hạn thời gian hoặc không gian và được họ dành cho một vài phút trong ngày của cuộc sống, một phần nhỏ trong hoạt động của họNgười Âu Châu dẫu sùng đạo, thường vẫn không sống hết toàn bộ thời gian với Thượng Đế của mình. Người Việt, ngược lại, cho dù giai cấp nào, đều cảm thấy mình trực tiếp thường xuyên với các thần thánh trong thiên nhiên.

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu.

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0985.369.023 để được tư vấn

Gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem địa chỉ doanh nghiệp