Lãnh Đạo Sự Thay Đổi - Cẩm Nang Cải Tổ Trường Học

Thương hiệu: KHXH | Mã SP:
60.000₫ 120.000₫ Còn hàng
Mô tả đang cập nhật
Gọi 0985.369.023 để được tư vấn miễn phí

Lãnh Đạo Sự Thay Đổi - Cẩm Nang Cải Tổ Trường Học

Khu học chánh là một vấn đề sai lầm phức tạp của nước Mỹ. Mặc dù gần đây quyền kiểm soát đã được thâu tóm lại đến cấp tiểu bang hay liên bang, chúng ta vẫn lệ thuộc vào các nhà quản lý giáo dục địa phương nhiều hơn bất cứ quốc gia phát triển nào. Mặc dù hiến pháp của nhiều bang công nhận giáo dục công là nhiệm vụ cao cả của tiểu bang, chúng ta vẫn trao trách nhiệm về chính sách, cung cấp dịch vụ, tuyển dụng, phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu học chánh. Lịch sử của nước Mỹ cho thấy quyền kiểm soát của địa phương vừa là một cái may vừa là cái rủi – một viên gạch đóng góp cho dân chủ và cũng là viên gạch ngáng đường (ít nhất là trong một vài trường hợp) trong công tác xây dựng một hệ thống giáo dục công có chất lượng cao và nhất quán. Ngày nay, nhiều hiệu trưởng phải chịu báo cáo cho sáu hệ thống khác nhau: các quy định của địa phương, tiểu bang, liên bang, và các tiêu chuẩn kết quả của địa phương, tiểu bang, liên bang. Tiềm năng của các hệ thống dữ liệu mới, thách thức về chọn thể loại trường, cộng với vấn đề tài chính càng làm tăng sự phức tạp. Quá trình điều chỉnh và sắp xếp cho phù hợp với các chính sách và hệ thống này sẽ chiếm nhiều quan tâm trong những năm cuối trong thập niên này. Những tranh luận về chính sách có thể xảy ra mà không đóng góp được gì cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
 

Đây chính là nơi quyển sách đặt tay can thiệp. Nó chỉ bàn về lãnh đạo giảng dạy. Nó không tranh luận về chính sách, không nhắc đến vai trò hay thiết kế của các khu học chánh, và nó không chỉ cho bạn cách đạt được tiến bộ trung bình hàng năm (AYP) (nhưng chắc chắn bạn sẽ đạt được AYP nếu bạn làm theo những gì nó khuyên). Nó nói cho bạn biết làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách trở thành một nhà lãnh đạo giảng dạy hiệu quả.

 

Tôi ước gì mọi việc thật đơn giản, nhưng thực tế thì không được như thế. Khi tôi chấp thuận khoản tài trợ này cách đây năm năm, tôi không chắc mình sẽ nhận được những gì (sau đó tôi đã thuê rất nhiều người để đặt những câu hỏi cụ thể hơn so với các câu hỏi của tôi). Tôi nghĩ nó sẽ mang lại một chương trình huấn luyện cho những người muốn đóng góp nâng cao chất lượng trường học, và giả định rằng sẽ tìm ra được phương pháp – một cẩm nang hướng dẫn cách thực thi. Nhìn ở một góc nào đó thì CLG đã làm được cả hai, nhưng đây không phải là một quyển sách đưa ra công thức cải tổ trường học. Nó là một bộ khung với rất nhiều câu hỏi gai góc cho các nhóm nhà lãnh đạo giáo dục tự suy ngẫm về công việc của mình.

 

Quyển sách này thật ra vẫn đưa ra một công thức tiếp cận công tác nâng cao chất lượng hệ thống:

 

- Chuẩn bị cho thay đổi bằng cách trả lời câu hỏi “Tại sao phải thay đổi?”
 

- Kêu gọi sự tham gia của mọi người và xây dựng năng lực hệ thống để cải thiện
 

- Nâng cao chất lượng giảng dạy
 

Nó nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc nhảy ngay vào hành động mà thiếu đi bước chuẩn bị. Chỉ điểm này thôi cũng đủ quan trọng đến mức cần phải có một câu chuyện về nó.

 

Quyển sách này nêu bật công việc quan trọng mà Tony Alvarado đã làm cho Khu học chánh số 2 tại New York. Đây là một trong những ví dụ hay nhất về lãnh đạo giảng dạy trong cả nước. Tony thúc đẩy sự học tập của người lớn trong quá trình giảng dạy, đưa đến những thỏa thuận vững chắc, mang lại những phương pháp giảng dạy tuyệt vời. Khi Alan Bersin thuyết phục Tony đến với San Diego, ông nhập khẩu cả một thập niên kiến thức về lãnh đạo giảng dạy và đưa nó thành Bản mẫu. Họ “xốc” cả hệ thống bằng cách nhảy ngay vào giai đoạn ba, là giai đoạn thực thi, trong khi nhanh chóng xây dựng năng lực để nâng cao nghệ thuật lãnh đạo giảng dạy (giai đoạn hai). “Con át” của họ là những kết quả thành công bước đầu sẽ tạo được ủng hộ cho những thay đổi căn bản trong hệ thống. Một chế độ với tên gọi “giám sát giảng dạy” được triển khai cùng với sự phân bổ lại ngân sách (đồng nghĩa với hàng trăm người mất việc) và một danh sách những ưu tiên mới. Năm tổ chức quỹ rót hơn 50 triệu đô la vào một kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy tốt nhất từng được thiết lập. Chỉ vài năm sau cả hai đều mất việc và hội đồng quản lý hủy bỏ kế hoạch này. Trong thời gian triển khai, giáo viên và phụ huynh than vãn chua xót về những cải cách áp đặt từ trên xuống, và kết quả đạt được không mang đến sự ủng hộ như mong muốn.

 

Chúng ta có thể học hỏi được gì từ tình huống này? Thứ nhất, cách làm tốt nhất không thể được xuất hay nhập dễ dàng. Ít nhất là nếu nó không tạo được nền văn hóa học hỏi và cam kết từ những người lớn tham gia vào quá trình này. Thứ hai, thay đổi không diễn ra nếu bạn không giúp cộng đồng trả lời được câu hỏi “tại sao phải thay đổi?” Thứ ba, bối cảnh rất quan trọng.

 

Một bài học thứ tư cũng có thể rút ra từ đây. Có thể nói chỉ có công việc của tổng thống Mỹ mới khó khăn hơn công việc của tổng giám quản. Roy Romer có thể nói cho bạn biết là công việc tổng giám quản khó khăn hơn công việc của thống đốc. John Stanford thì cho rằng nó khó hơn công việc của một đại tướng. Tôi biết nó khó hơn công việc quản lý một tập đoàn lớn.

 

Tôi nghĩ đúng hơn chúng ta đang gặp một vấn đề thiết kế, hơn là một vấn đề ngân sách hay vấn đề con người. Như nhóm CLG đã chỉ ra, tổng giám quản vẫn phải điều hành hệ thống đang có trong khi phải lãnh đạo quá trình thiết kế một hệ thống mới phù hợp hơn. Chúng ta nhóm các học sinh theo độ tuổi và thúc cho các em qua cùng những trải nghiệm của sáu bậc học với giả định rằng chúng sẽ thu thập được những gì chúng cần, sau đó chúng ta cho phép các em tự kết hợp các môn học với độ khó tự chọn được giảng dạy bởi những con người thậm chí còn chẳng quen biết nhau chứ đừng nói gì thân thiết với 150 em học sinh mỗi ngày. Và rồi chúng ta tự hỏi sao các học sinh này không đạt tiêu chuẩn cao. Điều này theo tôi là một vấn đề về thiết kế. Chúng tôi dùng phần lớn số tiền tài trợ trong những năm đầu để khuyến khích mọi người giải quyết vấn đề thiết kế. Vài năm sau đó những người này bị kẹt trong các tranh luận về thiết kế và không bao giờ đi đến tâm điểm của vấn đề – giảng dạy phục vụ học tập. Nếu, như quyển sách này đề nghị, bạn dành thời gian để chuẩn bị và đặt trọng tâm vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, bạn sẽ giải quyết được vấn đề thiết kế và thực thi chiến lược với một mục đích rõ ràng. Sự đóng góp của mọi người và kết quả cải thiện sẽ tạo nên lực quán tính giúp bạn đến đích.

 

Vài năm trước đây Tony Wagner có gửi cho tôi một bài thơ, trong đó mô tả một môi trường học tập vĩ đại theo cách tốt hơn bất cứ những gì tôi đã từng được đọc, và kể từ đó tôi cũng không đọc được một mô tả nào chính xác hơn bài thơ này! Thi hào Rabindranath Tagore viết bài thơ này như một lời cầu nguyện cho quê hương của ông. Bài thơ đã thể hiện đầy đủ những hy vọng và khát khao của cá nhân tôi cho những ngôi trường và khu học chánh của chúng ta!

 

Nơi ấy trí bất khuất, đầu ngẩng cao;
 

Nơi ấy hiểu biết tự do phóng dật;
 

Nơi ấy thế giới không bị thành trì cổ hủ, hẹp hòi phân chia thành mảnh nhỏ;
 

Nơi ấy tiếng nói phát ra từ sự thật thẳm sâu;
 

Nơi ấy nỗ lực không ngừng vươn tìm tuyệt đối;
 

Nơi ấy suối lý trí trong veo lượn khúc không lạc lối vào bãi cát ủ dột, hoang vu của tập quán khô cằn, cứng nhắc;
 

Nơi ấy, Cha dẫn tâm trí con vào hành động, vào suy tư mở rộng luôn luôn.
 

Trong vòm trời tự do ấy, xin cho quê hương con bừng tỉnh, Cha ơi.
 

(Rabindranath Tagore – Lời Dâng, bài số 35, bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, in lại trong Tuyển tập tác phẩm Tagore, tập 2, NXB Lao Động & Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2004)

Cám ơn bạn đã thức tỉnh và đọc quyển sách này. Bạn chắc hẳn là người quan tâm hay có liên quan đến công tác lãnh đạo giảng dạy. Làm sao cho các hệ thống trường học phục vụ tốt nhất các em học sinh là vấn đề quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế và bình đẳng xã hội của thời đại này. Đây là công việc phức tạp và khó khăn, nhưng đồng thời cũng là công việc quan trọng nhất bạn có thể đóng góp cho cuộc đời.

Tom Vander Ark

Giám đốc điều hành, Bộ phận Giáo dục

Quỹ Bill & Melinda Gates

Lời khen tặng

Lãnh đạo sự thay đổi là một quyển sách sáng ngời và thật sự tuyệt vời. Các ý tưởng đặt ra thật mạnh mẽ, sâu sắc, bao quát, và kèm theo là những công cụ để biến thành hành động. Một quyển sách hiếm hoi nắm bắt được những khó khăn trong việc đề xuất thay đổi và thực thi thay đổi.”
 

Micheal Fullan, nguyên trưởng khoa, Học viện nghiên cứu Giáo dục Ontario,

Đại học Toronto; tác giả quyển sách Leading in a Culture of Change

 

“Nhóm nghiên cứu lãnh đạo sự thay đổi tại Trường Giáo dục Harvard, thông qua những hoạt động với các nhà giáo dục, đã phát triển cách tiếp cận ý nghĩa, biến đổi trường học, giúp họ đối mặt với yêu cầu trách nhiệm. Quyển sách này giới thiệu công việc của Nhóm Lãnh đạo sự thay đổi đến với công chúng rộng rãi hơn, đưa ra bộ khung phân tích việc thay đổi nhà trường của mình. Nó minh chứng cho một cách tiếp cận mới và mạnh mẽ về lãnh đạo trường học.”
 

Richard F. Elmore, Giáo sư về Lãnh đạo Giáo dục, Trường Giáo dục Harvard

 

“Lãnh đạo sự thay đổi sử dụng những ví dụ thực tiễn và phân tích theo cảm nhận về những thách thức của nhà giáo dục trong thời đại hiện nay. Đây là một quyển sách hướng dẫn gãy gọn, dễ hiểu với giải thích cụ thể và giải pháp thực tiễn. Tôi thấy nó vừa hữu ích vừa hấp dẫn.”
 

Thomas W. Payzant, Chủ tịch, Hội đồng trường công Boston

 

“Đứng trước tình huống tiến thoái lưỡng nan, một mặt phải chuẩn bị cho học sinh bước vào thế kỷ mới, và một mặt là các yêu cầu chính trị phải nâng cao kết quả học tập dựa trên các bài thi tiêu chuẩn, nhiều nhà giáo dục đã đầu hàng nhưng đồng thời cũng có người dấn thân với kỹ năng và tầm nhìn lãnh đạo mới. Cùng làm việc với những nhà lãnh đạo này, Tony Wagner, Robert Kegan, và cộng sự của mình đã viết nên một quyển sách hướng dẫn vô cùng quý giá dành cho những ai dũng cảm hành động nhưng chưa tìm thấy câu trả lời và sẵn sàng học tập lẫn nhau.”
 

Peter M.Senger, Giáo sư Viện Đại học MIT; tác giả của The Firth Discipline

 

“Sách về cải tổ trường học thậm chí còn nhiều hơn số lượng trường học tại Mỹ. Nhưng quyển sách này hoàn toàn khác biệt. Quyển sách này là kết quả của năm năm nghiên cứu về cải tổ trường học trên khắp đất nước, đã kết hợp xuất sắc các yếu tố tổ chức và con người dẫn lối đến thành công.”
 

Arthur Levine, Chủ tịch, Trường Sư phạm, Đại học Columbia

 

Mục lục

Chương 1: Giới thiệu - Định nghĩa lại vấn đề 

Phần I: Nâng cao chất lượng giảng dạy

Chương 2: Kiến tạo tầm nhìn thành công

Chương 3: Cam kết đối mặt thách thức

Phần II: Khó khăn đến từ đâu?

Chương 4: Tạo đà cho sự thay đổi 

Chương 5: khám phá hệ thống miễn nhiễm cá nhân trước thay đổi

Phần III: Tư duy hệ thống

Phần IV: Thực thi chiến lược.

....

Phụ lục A: Bài tập nhóm

Phụ lục B: Tài liệu tham khảo

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0985.369.023 để được tư vấn

Gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem địa chỉ doanh nghiệp