Dân chủ và giáo dục - Một dẫn nhập vào triết lý giáo dục

Thương hiệu: Nxb Tri Thức | Mã SP:
104.000₫ 130.000₫ Hết hàng

Tác giả: John Dewey

Dịch giả: Phạm Anh Tuấn

Hình thức: bìa mềm, 448 trang

Thể loại: Giáo dục học

Nhà xuất bản: Tri Thức

 
Gọi 0985.369.023 để được tư vấn miễn phí

DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC - Một dẫn nhập vào triết lý giáo dục

Trích John Dewey, Giáo dục chính là cuộc sống – Ngô Tự Lập

Thật ra, học đi đôi với hành không phải là hoàn toàn mới, nhưng ở John Dewey, nó dựa trên một quan niệm độc đáo. Nếu như trước đây người ta quan niệm giáo dục như là quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, hoặc là quá trình rửa tội và thanh lọc tâm hồn, hoặc nữa, một quá trình khai sáng nhằm giúp con người tự do sử dụng lý trí, thì với John Dewey, “giáo dục chính là bản thân cuộc sống” (Education is life itself).

Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn, và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài.

Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh.

Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nó phải là quá trình của người học chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm.

Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc.

I. Tác giả:

John Dewey (1859-1952, Hoa Kỳ) là một nhà triết học thuộc chủ nghĩa thực dụng, nhà tâm lý học và là nhà giáo dục - thường được coi là cha đẻ của phong trào cải cách giáo dục. Năm 1875, Dewey vào học ở Đại học Vermont và nhận bằng cử nhân ở đây. Năm 1894, Dewey chuyển đến Đại học Chicago với vai trò là Trưởng khoa Triết học, Tâm lý và Giáo dục học. Năm 1896, ông thành lập Đại học Thực nghiệm, ngày nay được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Trường Dewey”.

Dewey rời Chicago đến Columbia vào năm 1904 do có xung đột về cách quản lý Trường Thực nghiệm. Sau đó, ông trở thành một triết gia, một nhà giáo dục xuất chúng được nhiều người biết tớiDewey nghỉ hưu vào năm 1930, mặc dù ông tiếp tục giữ cương vị giáo sư danh dự cho đến năm 1939; ông vẫn hoạt động cống hiến không ngừng cho đến khi qua đời trong ngôi nhà của mình ở New York.

II. Tác phẩm:

“Cuốn sách này là kết quả của một nỗ lực nhằm phát hiện và trình bày những quan niệm gắn liền với một xã hội dân chủ, và vận dụng các quan niệm đó vào những vấn đề của hoạt động giáo dục. Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo của nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phán các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức. Các lý luận đó đã được phát biểu trong những điều kiện xã hội trước đó song vẫn tiếp tục có hiệu lực trong những xã hội mang danh xưng dân chủ và cản trở việc thực hiện đầy đủ cái lý tưởng dân chủ. Như [nội dung] cuốn sách này sẽ dần dần bộc lộ, triết lý được trình bày ở đây gắn sự trưởng thành của dân chủ với sự phát triển của phương pháp thực nghiệm trong các môn khoa học, các khái niệm về tiến hóa của khoa sinh học, và sự tái tổ chức lại nền công nghiệp, đồng thời chỉ ra những thay đổi trong nội dung và phương pháp của giáo dục do sự đòi hỏi của những phát triển đó.” (trích Lời nói đầu)

“Trong nhà trường, sự sốt ruột muốn có được tính thống nhất về phương pháp và việc muốn có ngay những kết quả bề ngoài, là kẻ thù lớn nhất của tính cởi mở. Người thầy nào không cho phép và không khuyến khích tính đa dạng trong giải quyết vấn đề thì người thầy đó đang “bịt mắt” học sinh, xét trên phương diện trí tuệ - tức là giới hạn tầm nhìn của chúng vào một con đường mà trí óc của người thầy vừa hay cho phép. Tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân chính của sự tôn thờ tính cứng nhắc của phương pháp lại nằm ở chỗ dường như sự tôn thờ đó hứa hẹn những kết quả mau lẹ, những kết quả có thể đo lường, những kết quả cụ thể. Thái độ suốt sắng phải có “lời giải đáp” giải thích cho phần lớn sự suốt sắng dành cho các phương pháp cứng nhắc và máy móc. Ép buộc và thúc ép thái quá đều có chung nguyên nhân, và gây ra hệ quả như nhau cho hứng thú trí tuệ linh hoạt và đa dạng.” (trích Chương XIII : Bản chất của phương tiện)

***

MỤC LỤC

John Dewey, Giáo dục chính là cuộc sống

Lời người dịch

Lời nói đầu

Chương I - Giáo dục xét như là một tất yếu của sự sống

Chương II - Giáo dục xét như là một chức năng xã hội

Chương III - Giáo dục xét như là điều khiển

Chương IV - Giáo dục xét như là sự tăng trưởng

Chương V - Sự chuẩn bị, sự bộc lộ và phương pháp rèn luyện hình thức

Chương VI - Nền giáo dục bảo thủ và nền giáo dục tiến bộ

Chương VII - Khái niệm dân chủ trong giáo dục

Chương VIII - Mục tiêu trong giáo dục

Chương IX - Sự phát triển tự nhiên và hiệu quả xã hội xét như là mục tiêu

Chương X - Hứng thú và kỷ luật

Chương XI - Kinh nghiệm và tư duy

Chương XII - Tư duy trong giáo dục

Chương XIII - Bản chất của phương pháp

Chương XIV - Bản chất của nội dung

Chương XV - Giải trí và làm việc trong chương trình học của nhà trường

Chương XVI - Ý nghĩa của môn địa lý và môn lịch sử

Chương XVII - Khoa học trong chương trình học

Chương XVIII - Giá trị của giáo dục

Chương XIX - Lao động và nhàn hạ

Chương XX - Môn học lý thuyết và môn học thực hành

Chương XXI - Các môn học tự nhiên và các môn học xã hội: Thuyết duy tự nhiên và thuyết nhân văn

Chương XXII - Cá nhân và thế giới

Chương XXIII - Những khía cạnh nghề nghiệp của giáo dục

Chương XXIV - Triết lý giáo dục

Chương XXV - Những lý luận về nhận thức

Chương XXVI - Những lý luận về đạo đức

Mục lục vấn đề và nội dung thuật ngữ

Niên biểu tóm tắt về cuộc đời và tác phẩm của John Dewey

 

 
Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0985.369.023 để được tư vấn

Gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem địa chỉ doanh nghiệp