Combo Những Đỉnh Núi Du Ca - Khai Nguyên Rồng Tiên (Nguyễn Mạnh Tiến)

Thương hiệu: Tao Đàn | Mã SP:
376.000₫ 470.000₫ Còn hàng

Đặt trước

Tác giả: Nguyễn Mạnh Tiến  

Hình thức: Bìa mềm, 15 x 24 cm

 Thể loại: Khoa học xã hội

Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn 6/2021

Gọi 0985.369.023 để được tư vấn miễn phí

1. Những Đỉnh Núi Du Ca - Nguyễn Mạnh Tiến

Quyển sách này là một nỗ lực dân tộc học mà phần trọng tâm trước tiên đặt vào kho tàng văn chương dân gian tộc người, nhất là ở những bài hát, sau đó, mở rộng phạm vi vào tìm hiểu các hệ thống chính trị miền núi. Việc phân tích các dữ kiện dân tộc học về H’mông, từ nhiều phương diện, rốt cục là nhằm hướng đến khái quát nên hệ thống những đặc điểm trong tâm thức tập thể tộc người, gói vào trong bộ từ khóa (key words) xác lập “cá tính H’mông” ở đời - phần làm thành quan niệm nhân sinh: tâm thức lưu vong tâm thức di dân tâm thức mồ côiám ảnh Hántự vẫnnổi loạntự domộng mơtình yêutự trị tộc ngườiquyền lực miền núi.

2. Khai Nguyên Rồng Tiên - Nguyễn Mạnh Tiến

Truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” hay “Con Rồng cháu Tiên” lần đầu tiên được đưa vào chính sử nước ta vào năm 1479 đời vua Thánh tông nhà Hậu Lê. Đó chính là bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư do sử thần Ngô Sĩ Liên theo lệnh vua mà chép. Trước đó nửa thế kỷ, vua Lê Lợi khởi nghĩa ở Thanh Hóa, đập tan ách đô hộ của giặc Minh, lập nên triều đại nhà Lê - một triều đình được thiết lập từ các mối quan hệ phức tạp giữa các tập đoàn dân thiểu số (tập đoàn Thái-Mường) và các thế lực Kinh Lộ.

Những người cầm quyền triều Lê đã phải liên tục tìm kiếm các biện pháp điều hòa mâu thuẫn lớn ấy giữa các khối ý thức hệ tộc người không đồng nhất trong một tình thế liên kết khá mỏng manh. Vua Lê Thánh tông dường như đã làm tốt hơn cả sự điều hòa Việt/Kinh với chính trị gốc miền núi Mường-Thái, đó là chia sẻ trong niềm tin huyền thoại các các nhóm tộc người quan trọng nhất, làm thành sức mạnh của quốc gia Đại Việt thời ấy, bao gồm, cơ bản các tập đoàn Việt ở đồng bằng với Mường và Tày – Thái ở miền núi.

Soi mình vào huyền thoại nguồn gốc dân tộc được đảm bảo trong Ngoại kỷ - Toàn thư, hậu duệ của các tộc người ngày nay là Việt, Mường, Thái và Tày, mà đại diện giới tinh hoa của họ, hạt nhân thời khởi nghĩa Lam Sơn, đều góp mặt và chiếm giữa các vị trí then chốt, chiến đấu và chiến thắng, để rồi cũng chừng ấy thành phần tinh hoa các tộc người, đều được đứng chầu ở sân rồng nhà Lê, nắm các chức vụ quan trọng về chính trị - quân sự dọc theo địa lý – tộc người thuộc quốc gia Đại Việt thế kỷ XV, và nhiều thế kỷ sau nữa. Tất cả các thành phần tộc người đều có thể thấy ở Ngoại kỷ Toàn thư phần cốt lõi trong niềm tin của mình, tạo nên, một kết nối chung trong liên minh mỏng manh, đầy mâu thuẫn. Nền chính trị, đúng hơn, ý hệ chính trị do vậy, được đảm bảo bởi nguồn gốc thiêng liêng, mà quan trọng hơn, huyền thoại rồng – tiên tạo nên một không gian tưởng tượng chung cho các tập hợp người phức tạp, liên kết mỏng manh và đầy hiềm khích ở triều đình nhà Lê. Lê Thánh Tông đã nỗ lực tạo dựng được một cơ sở, có thể chỉ mong manh, nhưng vẫn là điểm tựa mấu chốt cho ý thức hệ - tôn giáo của quốc gia Đại Việt phôi thai.

Dựa trên những câu chuyện có sẵn trong Lĩnh Nam chích quái cùng các truyền thuyết được lưu truyền phổ biến trong tâm thức thần thoại của cư dân Đại Việt, đây đó có cả các truyền thuyết Trung Hoa từ thời cổ, sử thần Ngô Sĩ Liên đã viết nên lịch sử về một thời đại xa xưa quá vãng, vừa mang cảm quan Hán hóa phù hợp với tầng lớp trí thức người Kinh, vừa chứa đầy phẩm chất bản địa khi cùng chia sẻ niềm tin truyện kể với các tộc người có cội nguồn gần gũi như Mường. Điều ấy là hợp lý với một cộng đồng tộc người như Việt/Kinh thời trung đại vốn có nguồn cội Đông Nam Á và đang tập thành, trên đường trở nên một đảo Hán hóa mới.

Đại Việt Sử Ký toàn thư tất yếu ẩn dấu đằng sau nhiều động cơ phức tạp. Một trong số đó là chủ ý cạnh tranh với lịch sử lâu dài Trung Hoa như đà thúc đẩy niên đại lịch sử quốc gia lùi về tận thời Hồng Bàng. Mặc dầu vậy, Khai Nguyên Rồng Tiên nhìn vấn đề ở một chiều hướng khác, nhìn từ núi, vì thế mối quan tâm đến Đại Việt sử ký toàn thư và kỷ họ Hồng Bàng không chỉ nằm ở Ngô Sĩ Liên, mà nhấn mạnh lần nữa, ở chủ nhân tối thượng của Ngô Sĩ Liên - người có quyền quyết định tối cao cho số phận bộ sử biên niên quốc gia này tồn tại hay tan biến vào hư vô đó là hoàng đế Lê Thánh tông. Vị hậu duệ của đoàn quân Lam Sơn năm nào, giờ đây mới thực thụ là người cho phép Đại Việt sử ký toàn thư và truyện họ Hồng Bàng quyền được tồn tại và phát tán khắp thiên hạ.

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu. 

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0985.369.023 để được tư vấn

Gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem địa chỉ doanh nghiệp